Fulfillment là một khái niệm không thể thiếu trong lĩnh vực Logistics và được đề cập khá nhiều trong thời gian TMĐT Việt Nam đang trên đà phát triển. Vậy dịch vụ fulfillment là gì? Kho fulfillment vận hành như thế nào? Và kho fulfillment có khác biệt gì so với kho hàng phân phối thông thường mà bạn thường thấy? Hãy cùng OCIMI đi tìm kiếm lời giải ở bài viết dưới đây nhé!
Fulfillment là gì?
Fulfillment là một khái niệm thường được sử dụng trong TMĐT, và còn được biết đến với nhiều tên khác nhau như: Dịch vụ hoàn tất đơn hàng, trung tâm xử lý đơn hàng hoặc dịch vụ hậu cần kho TMĐT… Đây là quá trình xử lý hàng hóa từ khi hàng được nhập vào kho đến khi hàng được giao đến tay người tiêu dùng.
Trên thị trường Việt Nam, dịch vụ fulfillment đang rất phát triển và dần trở nên phổ biến nhờ sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử. Theo đó, hầu hết giao dịch thương mại được “internet hóa”, hoạt động mua bán diễn ra nhanh chóng và đơn giản hơn kéo theo sự tăng lên về số lượng đơn hàng, điển hình như Amazon xử lý trung bình 35 đơn hàng mỗi giây và yêu cầu quản lý kho bãi để phục vụ khách hàng tốt nhất. Do đó, dịch vụ fulfillment thường được sử dụng để giảm gánh nặng vận hành cho các doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử - nơi có số lượng đơn đặt hàng lớn, cần xử lý đơn hàng trong thời gian ngắn và nhu cầu thỏa mãn của khách hàng ngày càng cao. Nói cách khác, fulfillment là một dạng hình thức vận hành kho dành cho mô hình hàng hóa B2C cần xử lý với quy mô lớn, tốc độ và độ phức tạp cao.
Kho fulfillment vận hành như thế nào?
Quá trình fulfillment thường bao gồm các giai đoạn như: Nhập hàng từ nguồn cung, lưu trữ, xử lý đơn đặt hàng, đóng gói, và vận chuyển sản phẩm đến địa chỉ của khách hàng.
1. Nhập và Kiểm Tra Hàng Hóa:
Quy trình nhập và kiểm tra hàng hóa tại kho fulfillment là bước quan trọng đầu tiên trong quy trình xử lý đơn hàng fulfillment. Khi nhập hàng, nhân viên kho sẽ kiểm tra các thông tin hàng, bao gồm:
Tên hàng hóa (tên lô)
Số lượng
Kích thước
Tình trạng tốt/xấu
Quá trình này đảm bảo rằng hàng hóa được nhận đúng loại, chất lượng và số lượng hàng hóa lưu trữ để giao đến tay khách hàng.
2. Lưu trữ hàng hóa:
Quy trình lưu trữ hàng hóa tại kho fulfillment là bước quan trọng tiếp theo trong quá trình hoàn tất đơn hàng. Quá trình này đảm bảo rằng hàng hóa được lưu trữ một cách có tổ chức để dễ dàng tìm kiếm và truy xuất khi có đơn đặt hàng phát sinh. Với các đơn vị sử dụng Giải pháp xử lý đơn hàng fulfillment chuyên nghiệp như Vietul, quy trình lưu trữ hàng này sẽ được tính toán và tự động hỗ trợ các chiến thuật đề xuất vị trí thích hợp nhất với mặt hàng TMĐT hiện có. Đồng thời hệ thống Vietful còn cung cấp khả năng theo dõi chính xác vị trí từng sản phẩm, từng SKUs trong kho theo thời gian thực để đáp ứng nhanh chóng và chính xác các yêu cầu:
Tìm kiếm và truy xuất: Hệ thống chỉ định vị trí sắp xếp hàng hóa hợp lý để nhân viên kho dễ dàng tìm thấy hàng hóa cần thiết khi có đơn đặt hàng.
Tối ưu hóa không gian kho: Tận dụng tối đa không gian CBM trong kho để chứa được nhiều hàng hóa nhất.
3. Xử lý đơn đặt hàng:
Khi có đơn đặt hàng phát sinh, kho fulfillment sẽ được cập nhật toàn bộ thông tin như: tên khách hàng, địa chỉ giao hàng; thông tin sản phẩm, số lượng sản phẩm, ngày giao hàng.. để bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ xử lý đơn đặt hàng. Khi đó, nhân viên kho sẽ tìm kiếm và chọn hàng hóa theo đơn đặt hàng. Tuy nhiên, nếu nhân viên kho sử dụng hệ thống xử lý đơn hàng fulfillment để hỗ trợ việc tìm kiếm và chọn hàng hóa, hệ thống sẽ cung cấp thông tin về vị trí của từng sản phẩm trong kho, giúp nhân viên kho tìm kiếm hàng hóa nhanh chóng và chính xác mà không xảy ra sai sót để tiến hành quy trình đóng gói thông thường.
4. Vận chuyển hàng hóa:
Hàng hóa sau khi được đóng gói và kiểm tra thông tin hợp lệ sẽ được chuyển đến bộ phận vận chuyển để giao đến địa chỉ của khách hàng cuối cùng. Tại các giai đoạn trước đó và giai đoạn vận chuyển, tình trạng hàng hóa cần được các bên đơn vị cung cấp dịch vụ fulfillment cập nhật liên tục nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và sàn TMĐT đảm bảo trải nghiệm mua sắm của khách hàng.
Đâu là sự khác biệt giữa kho hàng phân phối thông thường và kho fulfillment?
Khách hàng
Thường thì các kho hàng hoạt động theo hình thức kinh doanh Business to Business (B2B).
Fulfillment Center thường đi theo mô hình Business to Customer (B2C).
Nói cách khác, Warehouse phục vụ cho các doanh nghiệp là chính, còn Fulfillment Center phục vụ trực tiếp cho khách hàng.
Thời gian lưu trữ
Với kho hàng fulfillment, hoạt động lưu trữ và xử lý hàng cho các đơn vị doanh nghiệp bán lẻ TMĐT rất phổ biến. Song, mục tiêu chính của một kho fulfillment lại là xoay vòng thời gian tồn kho nhanh chóng. Điều này có nghĩa là kho fulfillment cần phải xử lý đơn hàng và vận chuyển hàng một cách nhanh chóng, để đảm bảo phương án chi phí lưu kho tối ưu nhất. Cùng với đó, phần lớn diện tích các kho fulfillment thường nhỏ hơn kho hàng phân phối thông thường, nhưng lại cần thiết bị và hệ thống quản lý chi tiết và phức tạp hơn để vận hành.
Vì vậy, nhiều nhà cung ứng/bán lẻ thường sẽ chủ động gửi hàng nhiều hơn để đảm bảo kho fulfillment luôn có đủ hàng tồn kho trước khi đơn phát sinh. Đặc biệt trong các đợt flash sales, hàng tồn kho cần đáp ứng đủ trong mọi tình huống khi số lượng đơn đổ dồn đột ngột tại một thời điểm. Việc hết hàng ngay đang trong thời gian Flash Sale chắc chắn sẽ đem lại trải nghiệm không mong muốn cho mọi khách hàng và gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp liên quan. Vì vậy, yếu tố thời gian lưu trữ và tốc độ xử lý hàng tại kho fulfillment rất được chú trọng.
Hoạt động vận hành
Không giống như các kho hàng phân phối truyền thống, kho Fulfillment quản lý danh mục và số lượng SKUs phức tạp và đa dạng hơn. Do đó, dòng hàng hóa của kho fulfillment di chuyển liên tục và bao gồm rất nhiều hoạt động, nghiệp vụ xử lý phức tạp. Các đơn vị vận hành kho fulfillment thường cung cấp một loạt các dịch vụ trong các trung tâm hoàn thiện đơn hàng của họ, bao gồm: Nhận hàng lưu kho, xử lý đơn hàng, hỗ trợ dán label, đóng gói, vận chuyển hàng hóa,...
Trong khi đó, kho hàng phân phối thông thường chủ yếu tập trung vào việc duy trì tồn kho để đảm bảo nhu cầu và phân phối những lô hàng lớn B2B giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng.
`Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là lưu trữ và bảo quản hàng hóa trong thời gian dài, đồng thời sở hữu đủ nguồn lực về vốn, mặt bằng, nhân sự,… để quản lý hàng tồn kho, thì bạn nên chọn Warehouse.
Còn nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần sự linh hoạt, ví dụ như xoay vòng hàng hóa nhanh, đáp ứng order cho khách hàng ở nhiều địa điểm khác nhau cùng lúc thì hãy cân nhắc dịch vụ do các trung tâm/kho fulfillment cung cấp. Đây cũng có thể là một phương án tiện lợi dành cho những chủ cửa hàng không sở hữu nguồn vốn lớn, không tốn nhiều thời gian để quản lý việc lưu kho hàng hóa.
Nếu bạn đang đau đầu về việc cần quản lý nhiều kênh bán khác nhau và chưa có kinh nghiệm quản lý hậu cần, xử lý đơn hàng, kho bãi, vận chuyển …Đặc biệt trong vận hành dịch vụ kho fulfillment OCIMI chắc chắn sẽ là đơn vị đồng hành đắc lực cho bạn.
OCIMI đối tác tư vấn và đơn vị triển khai độc quyền của Giải pháp Xử lý Đơn hàng Vietful tại Việt Nam. OCIMI tự hào có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực, có thể giúp doanh nghiệp của bạn tối ưu hoá toàn diện quy trình fulfillment trong thương mại điện tử. Bằng cách áp dụng những cách tối ưu hoá trong một hệ thống fulfillment toàn diện, doanh nghiệp của bạn có thể xây dựng một quy trình fulfillment linh hoạt, hiệu quả và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường thương mại điện tử ngày càng cạnh tranh.
Comments